Là một doanh nhân thành đạt rất yêu văn chương, hiện là hội viên CLB thơ Việt Nam, đã có nhiều bài thơi hay được các nhạc sĩ TW phổ nhạc thơ anh. Có bài đã đạt huy chương vàng tại hội diễn văn nghệ DNNVV Việt Nam lần thứ II tại Phú Thọ (2009).
"Ai biết nói lên tiếng nói của trái tim thì người ấy đôi khi cũng trở thành nghệ sĩ"
Điều đó nói lên thực tế không dễ dàng gì để viết nổi bài thơ hay. Càng khó hơn nhiều khi được độc giả công nhận là thi sĩ.
Nguyễn Thanh Bình đến với thơ ca khá muộn màng. Suốt cả thời trai trẻ, anh mải mê với công việc làm mong sao thoát khỏi cảnh đói nghèo túng thiếu. Tốt nghiệp phổ thông trung học anh lao vào cuộc mưu sinh, học nghề mộc kĩ thuật cao. Nguyễn Thanh Bình chịu khó nỗ lực học hỏi các nghệ nhân cao thủ. Rồi anh xin thử tay nghề tại nhà máy đóng tàu Sông Lô thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải. Bằng năng lực nghề nghiệp vượt trội anh được đặc cách vào phòng kỹ thuật. Sau hơn 10 năm gắn bó, say mê tận tuỵ cống hiến xây dựng nhà máy anh được ban giám đốc cùng bạn bè, đồng nghiệp yêu quý, tin tưởng nhưng rồi một ý nghĩ bất ngờ táo bạo hấp dấp đến vào thời kì đổi mới : "phi thương bất phú". Anh quyết định tự vận động, học hỏi và mở công ty thương mại du lịch tổn hợp. Lăn trải với thương trường mới mẻ và năng động không sợ thất bại trước mọi biến cố khắc nghiệt, anh mạnh mẽ vượt lên trở thành một doanh nhân thành đạt.
"Phú quý sinh lễ nghĩa"
Đêm về ngẫm nghĩ sự đời.
Thơ thành dây thép giăng phơi nỗi niềm.
Bài thơ có những câu thơ gây xúc động mạnh trong trái tim người đọc vang vang âm hưởng da diết với nỗi nhớ khôn nguôi. Mẹ ơi...mẹ ơi con đã về đây cầm nén nhang trên tay con rưng rưng lệ. Nhớ lúc còn nhỏ mẹ thường dạy chúng con của để không lâu...đức để đời.
Dù đến với thơ muộn màng nhưng tiếng nói trái tim của Nguyễn Thanh Bình đã thuyết phục được người nghe rung động sau trong tâm tri người đọc. "Thơ phải có ích, đây là tiêu chí của thơ, là trách nhiệm của người cầm bút" Trên thực tế những thơ vô ích, vô bổ, dòng dai, vô tích sự trước sau đề bị sa thải, hoang phế trước thời gian, không có tiếng vang dù chỉ thoi thóp trong lòng người. Thơ Nguyễn Thanh Bình là tiếng nói đồng điệu, đồng cảm, nhân bản. Anh đã được CLB thơ Việt Nam kết nạp vào ngày 24 tháng 10 năm 2009.
Một trong những bài thơ hay của anh là bài : "Nhớ ngày giỗ Tổ" bằng một thể thơ thân quen gần gũi, mang đậm bản sắc dân tộc: thơ lục bát. Nguyễn Thanh Bình đã vượt qua cách thể hiện diễn đạt tầm thường để đi tới một bài thơ đích thực.
Mở đầu khổ thơ như một lời chào mới - nhắn nhủ- xao xuyến:
Nhớ ngày giỗ Tổ hàng năm
Họ hàng gần gũi xa xăm tìm về.
Họ trăm năm vãn bậc bề dưới trên.
Trước bàn thờ tổ trang nghiêm
Cháu con trầm mặc như quên cõi đời
Lẫn sau hương khói nhạt nhoà
Ảo mờ hình bóng ông bà tổ tiên
Người đi xa rạng tiếng lòng
Người ở quê vẫn đàng hoàng ở quê.
Nhân sinh trăm nẻo bộn bề
Vẫn dành riêng một cõi về ngày xưa.
Từ "dành riêng" là một từ rất đắt trong văn cảnh, còn từ "ngày xưa" mở ra một không gian mênh mang, mơ mộng thật là thơ.
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét